Cơ hội việc làm châu Âu có khó? Hành trình châu Âu, kinh nghiệm du học và xin việc của cô gái miền Nam đáng yêu – Hoàng Thảo Nhi.

 

Ngày nay du học và tìm việc làm ở châu Âu ngày càng thu hút các bạn trẻ Việt Nam bởi nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, văn hóa đa dạng. Bên cạnh đó là nền giáo dục tiên tiến, bắt kịp xu thế. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ chân thành của cô gái Hoàng Thảo Nhi đến từ Thành phố Hồ Chí Minh về hành trình du học và tìm việc làm tại châu Âu.

Chào Nhi, cảm ơn Nhi đã tham gia buổi phỏng vấn để có thể chia sẻ về hành trình tìm việc làm tại châu Âu. Nhi cho chị hỏi là Nhi trước đây học ở EU Business school vào năm nào? Ở campus nào, và chuyên ngành gì nhỉ?

Nhi: Em đã từng học tại EU Business School, campus Geneva - Thuỵ Sỹ vào năm 2015. Tháng 6/2018, em tốt nghiệp với bằng cử nhân “Bachelor of Science in Business Finance”

 

Hoàng Thảo Nhi hạnh phúc tự hào mang trên mình trang phục cử nhân của EU Business School ngày tốt nghiệp

 

Trong quá trình học tại trường, Nhi có tham gia làm thêm hay thực tập gì không? Nếu có, Nhi có thể chia sẻ thêm cho chị biết về công việc và những gì em học được từ công việc này?

Nhi: Trong quá trình học tại trường, vì chương trình học khá nhiều nên em không đi làm thêm. Nhưng  trường có khoá nghỉ hè khá dài nên cứ mỗi khi học xong một năm, em lại nộp đơn ở các tập đoàn để đi làm thực tập. Công việc thực tập rất bổ ích và giúp nhiều cho em trong quá trình học. Không chỉ phải học mọi thứ trên sách vở, mà em còn được áp dụng vào thực tế. Vì chuyên ngành của em là về tài chính, nên em thường chọn các tập đoàn tài chính như “Big Four” hoặc ngân hàng để làm và trau dồi thêm kiến thức cho mình. Sau mỗi lần thực tập, em cảm thấy việc học các môn chuyên ngành của dễ dàng hơn, và đặc biệt là lúc em làm luận án tốt nghiệp, em không gặp quá nhiều khó khăn.

Trong quá trình học thì trường có các hoạt động gì để hỗ trợ tìm việc cho sinh viên không?

Nhi: Điều em thích về EU Business School là những hoạt động được gọi là “Industrial Visit” vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Em có cơ hội được đi đến những công ty lớn để trải nghiệm một ngày làm việc của mọi người như thế nào, tạo thêm nhiều mối quan hệ với những người đang làm việc tại đó và được học hỏi thêm về phương thức làm việc của họ

Không chỉ được tham gia những hoạt động bổ ích mà trường còn giúp em chỉnh sửa CV và Cover Letter sao cho phù hợp trước khi em muốn nộp để đi làm ở một tập đoàn nào đó

Em thấy sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng khi ra trường có những cơ hội nào để xin việc ở lại châu Âu?

Nhi: Theo như em thấy, cơ hội việc làm ở Châu Âu khá khó vì họ thường yêu tiên cho những người có quốc tịch Châu Âu có cơ hội được làm việc. Cũng vì một phần lượng người nhập cư ở Châu Âu khá đông nên việc nhận một sinh viên quốc tế mà để bảo lãnh ở lại và đi làm thì thường họ phải đắn đo rất kĩ lưỡng

         Cơ hội việc làm ở Châu Âu thì nhiều, nhưng thường muốn đi làm ở một đất nước nào đó ở Châu Âu, em nghĩ mình nên tốt nghiệp ở đất nước đó. Và theo như em để ý, sinh viên Việt Nam thường đi học theo chương trình tiếng Anh, nhưng biết thêm một ngôn ngữ ở một đất nước Châu Âu sẽ là một lợi thế lớn. Vì đối với các nhà tuyển dụng, đa phần họ đều thích những sinh viên tích luỹ nhiều kinh nghiệm, tốt nghiệp ở một trường tốt và biết nhiều ngôn ngữ liên quan đến cái mảng công việc mà công ty họ cần

Khó khăn mà sinh viên Việt Nam nếu muốn xin việc tại châu Âu là gì?

Nhi: Như em đã nói ở trên đó là vấn đề giấy tờ và đó luôn là khó khăn chung của tất cả sinh viên quốc tế

So với các sinh viên quốc tế khác như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…, sinh viên Việt Nam có điểm gì có lợi/ bất lợi ?

Nhi: Em nghĩ về mặt bất lợi thì sinh viên Việt Nam chỉ chịu thiệt thòi so với sinh viên có quốc tịch Châu Âu vì họ được ưu tiên nhiều hơn. Còn nếu để so sánh với các sinh viên quốc tế khác, em thấy sinh viên Việt Nam mình đều như họ. Chỉ trừ khoảng thời gian đầu có những bạn Việt Nam bị “culture shock” hay còn được gọi là bị sốc về văn hoá, phong tục và ngôn ngữ ở một đất nước mới, thì đó mới là điểm bất lợi. Nhưng khi họ đã quen rồi thì ai cũng như nhau cả.

Mình nên xin việc ở nước minh học hay nên sang quốc gia khác ở châu Âu để kiếm việc?

Nhi: Theo như em thấy, cũng tuỳ đất nước mình học nữa. Như lúc em học xong ở Thuỵ Sỹ, Thuỵ Sỹ là một đất nước rất khó để ở lại và xin việc vì mức sống và ưu đãi của họ rất tốt. Đa phần những người có quốc tịch Châu Âu khác học được ưu tiên hơn. Còn ví dụ như ở Pháp, thì họ lại ưu tiên hơn những người học trường top ở Pháp và có bằng Master.

Em mất bao lâu để tìm được công việc full time đầu tiên?

Nhi: Em mất tầm 6-8 tháng để tìm được công việc em thích. Theo như chị được biết là em đang sống ở Paris-Pháp. Ban đầu, em chỉ muốn học thêm tiếng Pháp để hỗ trợ cho ngành của em, và học thêm một số bằng bổ trợ cho em sau này bằng tiếng Pháp. Trong lúc đó thì em đã apply và có được công việc mình muốn làm để trải nghiệm.

 

Sau khi kết thúc quá trình học tập tại EU Business School, campus Geneva – Thụy Sĩ, Nhi đã chọn Pháp là nơi để bắt đầu sự nghiệp

 

Trường có hỗ trợ gì cho em khi tìm việc tài Pháp không?

Nhi: Trường không hỗ trợ gì cho em vì trường không có campus ở Pháp nhưng nhờ có những lần được sửa và bổ sung những ý tưởng vào CV, nhờ đó mà hồ sơ em cũng rành mạch, rõ ràng

Từ kinh nghiệm bản thân, em có mẹo gì chia sẻ với các bạn sinh viên Việt Nam để họ cũng có thể kiếm được công việc như em không?

Nhi: Em nghĩ các bạn hãy tận dụng cơ hội đi du học của mình để kết nối nhiều mối quan hệ với những người đang đi làm. Đa phần người Việt Nam hay ngại trong việc giao tiếp với người nước ngoài nhưng đối với họ, họ luôn sẵn sàng làm bạn với chúng ta. Hãy tận dụng nhiều nhất khi có thể và trong quá trình học, đừng ngần ngại đi làm thêm. Nếu như việc học căng thẳng quá, thì hãy tận dụng các kỳ thực tập vào mùa hè vì nó rất bổ ích cho hồ sơ của mình.

Về thủ tục visa thì em có gặp khó khăn gì khi xin cấp working visa không?

Nhi: Vì em chuyển từ student visa sang working visa nên cũng được công ty hỗ trợ thì em cũng không gặp khó khăn gì nhiều

Em có dự định gì trong tương lai về công việc của minh không?

Nhi: Em cũng chưa có dự định gì. Nhưng em thì đang muốn đi làm để có thêm kinh nghiệm, biết mình muốn gì, thích gì và sau đó sẽ học Master.

Chúc em thanh công trong bước đường tiếp theo!

 

 

Hoàn toàn miễn phí dịch vụ tư vấn du học

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với du học B&T 

(Hotline: 0963257799; Email: duhocbnt@gmail.com)