TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC PHILIPPINES

 

 

Tên đầy đủ

Cộng hòa Philippines

Vị trí địa lý

Nằm ở Đông Nam Á, quần đảo nằm giữa biển Philipin và biển Nam Trung Quốc, phía đông của Việt nam

Diện tích

300.000 Km2

Dân số

105,35 triệu người

Cấu trúc dân số

  0-14 tuổi: 34%

15-24 tuổi: 19,1%

25-54 tuổi: 36,8%

55-64 tuổi: 5,7%

Trên 65 tuổi: 4,4%

Dân tộc

Người Tagalog , Cebuano, Ilocano, Bisaya/Binisaya, Hiligaynon Ilonggo, Bikol, Waray, dân tộc khác

Ngôn ngữ

Tiếng Filipino, Tiếng Anh

Thủ đô

Manila

Quốc khánh

12/06/1898

Hệ thống pháp luật

Dựa theo luật của Tây Ban Nha và Anglo-Mỹ

GDP

423,7 tỷ USD

Tỉ giá đồng Peso

₱1 = VNĐ 441,5

 

 

1. Thể chế nhà nước

- Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1987), đa đảng.

- Hiến pháp được ban hành ngày 11 tháng Hai năm 1987.

- Có 72 tỉnh và 61 thành phố đặc quyền.

- Tổng thống và Thượng nghị viện gồm 24 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm, Tổng thống chỉ được một nhiệm kỳ. Quốc hội gồm 208 thành viên được bầu trực tiếp và khoảng 52 đại biểu của các dân tộc thiểu số do Tổng thống bổ nhiệm. Tổng thống cũng bổ nhiệm các thành viên Nội các.

 

2. Địa lý

- Thuộc Đông Nam Á. Philippines cách Đài Loan qua eo biển Luzon ở phía bắc; cách Việt Nam qua biển Đông ở phía tây, cách đảo Borneo qua biển Sulu ở phía tây nam, và các đảo khác của Indonesia qua biển Celebes ở phía nam; phía đông quốc gia là biển Philippines và đảo quốc Palau.

- Philippines có tổng cộng hơn 7.000 hòn đảo, trong đó chỉ có 2.770 đảo đã được đặt tên. Hai hòn đảo lớn nhất là Luzon (rộng 105.600km2) và Mindanao (rộng 95.000km2) chiếm hơn 2/3 diện tích của Philippines. Hầu hết các đảo có nhiều núi và có các đồng bằng ven biển hẹp. Riêng đảo Luzon có đồng bầng nội địa rộng với nhiều dân cư sinh sống. Núi Apo, cao 2.954m, trên đảo Mindanao là đỉnh cao nhất. Động đất xảy ra thường xuyên.

- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới biển. Nhiệt độ và độ ẩm cao. Lượng mưa lớn và thường có bão.

 

3. Kinh tế

 - Công nghiệp chiếm 32%, nông nghiệp: 20% và dịch vụ: 48% GDP.

- Một nửa lực lượng lao động làm nông nghiệp. Cây lương thực chính là lúa và ngô. Dừa, mía, dứa và chuối được trồng chủ yếu để xuất khẩu. Nạn phá rừng để lấy đất canh tác là một tai hoạ lớn hiện nay.

- Các ngành công nghiệp chính gồm dệt, chế biến thực phẩm, hoá chất và cơ khí điện, sản xuất điện năng đạt 39,623 tỷ kWh, tiêu thụ 36,849 tỷ kWh. Tài nguyên khoáng sản gồm đồng (nguồn xuất khẩu chính), crôm, vàng, dầu lửa và ni-ken.

- Số tiền do người Phi-líp-pin làm việc ở nước ngoài gửi về cũng là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Trước năm 1997, tăng trưởng GDP là 5,3%, năm 1999 đạt trên 2%. Xuất khẩu đạt 34,8 tỷ USD, nhập khẩu: 30,7 tỷ USD; nợ nước ngoài: 51,9 tỷ USD.

 

4. Văn hoá - xã hội

- Số người biết đọc, biết viết đạt 94,3%, nam: 95%, nữ: 94,3%.

- Mô hình giáo dục gần giống như của Hoa Kỳ. Hầu hết trẻ em đến tuổi đều được đến trường. Ở thành thị, phần lớn trẻ em theo học bậc trung học, trong bậc trung học có một năm dành cho huấn luyện quân sự. Các trường trung và đại học quản lý theo những quy tắc của đạo Thiên Chúa. Trường đại học Philippines ở Quezon là trường có uy tín thế giới.

- Công tác chăm sóc y tế ở cả khu vực Nhà nước, tư nhân và tôn giáo đều tốt với những người có thu nhập cao. Trẻ em được tiêm chủng miễn phí.

- Tuổi thọ trung bình đạt 66,58 tuổi, nam: 63,78, nữ: 69,8 tuổi.

- Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: các khu nghỉ mát ở bãi biển, các khu phố cổ thời Tây Ban Nha đô hộ, núi lửa Taal, đảo Một trăm, đảo Visayas, các khu rừng nguyên thuỷ ở Mindanao…

5. Ngôn ngữ

- Vào thời gian chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, liên tiếp diễn  ra cách mạng Philippines: Chiến trang Tây ban Nha - Mỹ và Chiến tranh Mỹ - Philippines. Kết quả là Hoa Kỳ trở thành thế lực thống trị quần đảo. Vì vậy, Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất tại Philippines.

- Theo Hiến pháp năm 1987, Tiếng Anh và Tiếng Filipino là 2 ngôn ngữ chính thức tại quốc gia này. Cả tiếng Anh và Tiếng Filipino đều được sử dụng trong chính quyền, giáo dục, xuất bản, truyền thông và kinh doanh.

- Philippines là đất nước nói Tiếng Anh tốt nhất tại Đông Nam Á.

 

6. Giáo dục

- Hệ thống giáo dục ở Philipines bao gồm hệ thống chính thống và không chính thống. Số năm học chính thống tại trường được xem như ngắn nhất trên thế giới. Cấu trúc nấc thang của giáo dục bao gồm 6 + 4+ 4 ( đó là 6 năm ở bậc tiểu học, 4 năm ở bậc trung học cơ sở và 4 năm bậc học đại học để có bằng cử nhân). Hệ thống giáo dục mới này mong đợi sẽ có khoảng thời gian đủ để chuẩn bị, giảm áp lực đáng kể cho việc định hướng sao vào các chương trình học và các tổ chức giáo dục cao hơn.

 

- Tiểu học cơ sở: cấp bậc tiểu học tại Philippines bao gồm 6 năm đầu tiên của giáo dục bắt buộc (từ lớp 1 đến lớp 6) chính thức chia thành 3 năm tiểu học và 3 năm trung gian với độ tuổi từ 6 – 12 tuổi.

- Trung học cơ sở: Chia ra làm 4 cấp độ dựa trên hệ thống giáo dục của Mỹ. Chương trình giáo dục bắt buộc ở phân bậc này đối với trường trung học công lập và tư thục là từ 12 đến 15 tuổi.

- Học nghề: Các trường dạy nghề do chính phủ hoăc tư nhân thành lập rất phổ biến ở quốc gia này, chương trình học từ ngắn hạn vài tháng đến dài hạn 3 năm tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Sinh viên hoàn thành khóa học sẽ nhận được chứng nhận do TESDA (Viện giáo dục kỹ thuật và kỹ năng Philippines) cấp.

- Cao đẳng/trước Đại học/Đại học: Phân bậc này nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Philippines, với những cải cách về phương pháp cũng như chất lượng giáo dục liên tục kể từ năm 1992.

- Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được giảng dạy ở các trường Philipines từ năm 1935 đến 1987. Theo hiến pháp mới năm 1987, cả 2 ngôn ngữ chính là tiếng Philipines (Tagalog) và tiếng Anh trong giao tiếp và trong hệ thống giáo dục. Tiếng anh được sử dụng rộng rãi trong nhà trường ngay từ cấp bậc nhỏ nhất, chú trọng vào giao tiếp lưu loát.

 

 

Hoàn toàn miễn phí dịch vụ tư vấn du học

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với du học B&T

(Hotline: 0963257799; Email: duhocbnt@gmail.com)